Những hạn chế mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt

Ngành gỗ Việt Nam đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào GDP và tạo ra nhiều việc làm, tạo nguồn thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt là hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, ngành gỗ cũng đang phải đối mặt với nhiều hạn chế cần được giải quyết như là nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, khả năng tiếp cận công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm… để có thể phát triển một cách bền vững. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng Timber Phoenix tìm hiểu về những hạn chế mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt để cùng tháo gỡ rào cản và thúc đẩy ngành gỗ phát triển.

Những hạn chế mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt.

Hạn chế về nguồn nguyên liệu.

Những hạn chế mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt.

Những hạn chế về nguồn nguyên liệu mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt? Mặc dù là quốc gia sở hữu diện tích rừng trồng lớn, Việt Nam lại đang đối mặt với hạn chế về nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ, một yếu tố cản trở sự phát triển bền vững của ngành này.

Vấn đề then chốt nằm ở chỗ phần lớn diện tích rừng trồng hiện nay tập trung vào các loại cây gỗ nhỏ, chủ yếu phục vụ cho sản xuất gỗ dăm và viên nén. Cục Lâm Nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết, tổng diện tích rừng trồng keo hiện nay ở Việt Nam là hơn 1 triệu ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích rừng trồng toàn quốc và là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, ván nhân tạo, dăm gỗ và sản xuất đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, để sản xuất đồ gỗ cao cấp, nhằm mang về giá trị kinh tế cao, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gỗ từ nước ngoài, với số lượng mỗi năm lên đến 5 – 6 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ từ hơn 100 quốc gia nhằm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. – Nguồn: Báo Chính Phủ.

Bên cạnh, nhu cầu nội địa tăng cao gây nên áp lực cho nguồn cung nguyên liệu thì việc thương nhân Trung Quốc tìm đến Việt Nam thu mua nguyên liệu sau khi chính sách đóng cửa rừng tự nhiên tại 14 tỉnh được áp dụng vào năm 2017, gây thiếu hụt 50% nguyên liệu sản xuất càng khiến cho tình trạng cạnh tranh thu mua nguyên liệu gỗ thêm trầm trọng hơn. Doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, dẫn đến giá thành sản xuất cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. – Nguồn: Nhịp Cầu Đầu Tư.

Xem thêm: Giải pháp giúp xây dựng nguồn gỗ bền vững trong ngành gỗ.

Hạn chế về nguồn nhân lực.

Những hạn chế mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt.

Những hạn chế về nguồn nguồn nhân lực mà ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt? Bên cạnh những thế mạnh, ngành gỗ Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó vấn đề nguồn nhân lực là một trong những thách thức lớn nhất.

Mặc dù Việt Nam có dân số ở trong độ tuổi lao động cao, khoảng 55 triệu người, chiếm 60% cơ cấu dân số, nhưng hầu hết là lao động phổ thông. Ngành gỗ đang thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, trình độ quản lý, khả năng sáng tạo. Hay còn gọi là nguồn lao động có khả năng tạo ra những sản phẩm gỗ độc đáo, có giá trị, góp phần tạo dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp và cho cả ngành gỗ Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Lâm Nghiệp, hiện tại ngành gỗ cần khoảng trên 500.000 người lao động và hơn 1 triệu người phụ thuộc vào ngành. Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến ngành sẽ cần khoảng 106.800 người có trình độ đại học trở lên và hơn 445.200 công nhân kỹ thuật cao. – Nguồn: Tạp Chí Gỗ Việt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *